Chứng chỉ ‘O’ level
O-level viết tắt của Ordinary Level dùng để xác nhận việc hoàn thành chương trình học cấp THCS của một cá nhân. Odinary Level là một trong hai phần của chứng chỉ giáo dục chung (General Certificate of Education). Phần còn lại chính là chương trình A-level dành cho những học sinh đã có chứng chỉ O-level. Chứng chỉ này xuất hiện đầu tiên tại Anh và hiện nay là một chứng chỉ cơ bản tại nhiều quốc gia như Anh, xứ Wales, Bắc Ireland.
O-level là một chứng chỉ do vậy không nhất thiết phải tham gia khóa học O-level trước khi thi. Các chương trình O-level chỉ mang tính chất chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi. Chứng chỉ O-level là chứng chỉ hoàn thành thành bậc THCS (secondary school) dành cho học sinh từ 14-16 tuổi.
Sau khi có chứng chỉ O-level, học sinh có thể apply chương trình A-level, foundation, diploma, IB. Nói một cách khác, O-level là điều kiện đầu vào dành cho những ai có mong muốn nhập học bậc dự bị đại học.
Chương trình O-level hiện nay được cung cấp dưới sự quản lý của Cambrdge international Examination- CIE Anh quốc và American Council for Higher Education and Edexcel International- Mỹ.
O-level là một chương trình cấp chứng chỉ, để nhận được chứng chỉ học sinh sẽ phải tham gia một kỳ thi chung. Chương trình học O-level hiện nay được thiết kế để phù hợp với đối tượng học sinh quốc tế, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những sửa đổi để phù hợp hơn với hoàn cảnh địa phương.
Phân môn trong O-level
- Chương trình chuẩn của Cambridge có 40 môn học, học sinh được tự chọn lịch trình học tập cho riêng mình (tối đa là 14 môn). Bình thường một học sinh sẽ chọn 7-9 môn học để thi lấy chứng chỉ O-level. Các quốc gia khác như Singapore hầu hết đều đang sử dụng chung phân môn chuẩn của Cambridge gồm 6 nhóm như sau:
- Nhóm 1- Tiếng Anh và văn học: bao gồm ngôn ngữ Anh và Văn học tiếng Anh
- Nhóm 2- Toán học
- Nhóm 3- Khoa học: bao gồm sinh học, hóa học, môi trường, hải dương học, vật lý…
- Nhóm 4-Ngôn ngữ khác: bao gồm tiếng Đức, Pháp, Tamil…
- Nhóm 5- Khoa học xã hội và nhân văn: bao gồm kinh tế, địa lý, lịch sử…
- Nhóm 6- Kinh doanh, kỹ thuật và sáng tạo: art & design, kinh doanh, thương mại, công nghệ, fashion…
- Thời lượng môn học: Hầu hết các trường yêu cầu khoảng 130 giờ cho mỗi môn học, tuy nhiên thời lượng học tập này có thể thay đổi do sự sắp xếp của từng chương trình khách nhau. Thông thường một khóa học O-level kéo dài 2 năm, kết thúc bằng 1 bài test.
Cách tính điểm
- Bài kiếm tra cuối khóa bao gồm: thi viết, thực hành và vấn đáp. Thang điểm chấm bao gồm 6 bậc từ A* đến E. Học sinh bị trượt nếu kết quả nhận được là F(Fails) hoặc U(Unclassified).
- Có 2 đợt thi được tổ chức một năm vào tháng 6 và tháng 11, kết quả được thông báo vào tháng 8 và tháng 1 hàng năm
- Ở Singapore: điểm dựa vào chất lượng bài thi của học sinh với thang điểm A(1,2), B(3,4), C(5,6), D7, E8, F9
Nguồn: Sưu tầm
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ DỊCH THUẬT OSC
Trụ sở chính: Số 24 Ngõ 184 Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02435 666 668; 0972 096 096 / 0987 932 932 - Fax: 02435 666 668
Email: DuhocOSC@gmail.com
Website: www.osc.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/duhocosc
Youtube: www.youtube.com/duhocosc
- Nguyễn Thùy Dung lên đường du học Ailen tại Trường Anh ngữ Atlas Language School
- Kinh nghiệm thi TOPIK đạt điểm cao
- Nên đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hay Nhật Bản?
- Kinh nghiệm chuẩn bị đồ dùng khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc
- Những điều cần biết khi ứng tuyển lao động đi Canada 2019
- Xuất khẩu lao động Canada ngành nông nghiệp