Điều kiện nhập quốc tịch Hàn Quốc
Câu hỏi: Người nước ngoài kết hôn với người Hàn Quốc tự động trở thành người Hàn Quốc hay không?
Người nước ngoài kết hôn với người Hàn Quốc để có được quốc tịch Hàn Quốc, phải được
cấp giấy phép nhập tịch của bộ trưởng bộ tư pháp. Để xin cấp giấy phép nhập tịch :
① kết hôn với người Hàn và cư trú ở Hàn suốt từ 2 năm trở lên, hoặc
② thời gian kết hôn được 3 năm trở lên, và phải cư trú ở Hàn suốt từ 1 năm trở lên.
Lúc này hôn nhân mà được gọi là hôn nhân trên diện pháp lý có ý nghĩa là hôn nhân được ghi rõ trên hộ khẩu của người chồng Hàn sau khi đăng ký kết hôn.
Người vợ nước ngoài được miễn thi viết, chỉ cần thi đậu cuộc thi phỏng vấn hỏi đáp là được.
Nếu đơn xin nhập tịch được thu nhận, sau khi xét duyệt xong, sẽ gửi giấy báo thi phỏng vấn hỏi đáp.
* Luật quốc tịch liên quan đến 'nhập tịch theo kỳ hạn trong hôn nhân'
Điều kiện nhập tịch:
① Người nước ngoài sống ở Hàn suốt 3 năm trở lên và có địa chỉ hẳn hoi, dù không đủ điều kiện của điều 5 số 1 cũng được cấp giấy phép nhập tịch nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp sau đây:
1. Cha hoặc mẹ từng là công dân Hàn Quốc .
2. Là người được sinh ra ở Hàn Quốc, và có cha hoặc mẹ được sanh ra ở Hàn Quốc.
3. Con nuôi của công dân Hàn Quốc và khi được nhận làm con nuôi đã là người thành niên theo pháp luật dân dụng Hàn Quốc.
② Người nước ngoài có chồng là công dân Hàn Quốc dù không đủ điều kiện của điều 5 số 1 cũng được cấp giấy phép nhập tịch nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp sau đây :
1. Người có cuộc sống hôn nhân với chồng Hàn kéo dài ở Hàn suốt từ 2 năm trở lên, có địa chỉ hẳn hoi.
2. Người kết hôn quá 3 năm và có cuộc sống hôn nhân ở Hàn kéo dài suốt từ 1 năm trở lên, có địa chỉ hẳn hoi.
3. Người mà chưa đủ thời hạn ở số 1 hoặc số 2, nhưng đang có cuộc sống hôn nhân ở Hàn, có địa chỉ hẳn hoi, mà chồng tử vong hay mất tích không do lỗi của đương sự, đời sống hôn nhân không thể tiến hành bình thường nên được bộ trưởng bộ tư pháp thừa nhận là tương đương với trường hợp đủ thời hạn ở số 1 hoằc số 2.
4. Người mà chưa đủ thời hạn ở số 1 hoặc số 2, nhưng đang dưỡng dục trẻ vị thành niên được sanh ra giữa đương sự và chồng hoặc là người phải đảm trách dưỡng dục, được bộ trưởng bộ tư pháp thừa nhận là tương đương với trường hợp đủ thời hạn ở số 1 hoằc số 2.
Nguồn: Sưu tầm bởi Du Học OSC
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ DỊCH THUẬT OSC
Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà CIC Tower, số 2, ngõ 219 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 02435 666 668; 0972 096 096 / 0987 932 932 - Fax: 02435 666 668
Zalo: 0972 096 096, 0987 932 932
Whatsapp: +65 8596 7428, +65 8286 1515
Email: DuhocOSC@gmail.com
Website: www.osc.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/duhocosc
Youtube: www.youtube.com/duhocosc
- Quyền lợi khi có Visa thường trú nhân PR Singapore?
- Đi du học Singapore có xin được PR không? Điều kiện để xin PR cho học sinh là gì?
- Điều kiện để xin PR (Permanent Residence) ở Singapore là gì? Du học sinh Việt Nam tại Singapore có xin được PR không?
- Cách chọn lộ trình luyện thi công lập Singapore sao phù hợp?
- Top 6+ dầu xoa bóp Singapore được tin dùng nhất hiện nay
- 128 địa điểm tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam