Học phí và sinh hoạt phí ở Nhật Bản
Bạn đang có ý định đi du học Nhật Bản nhưng chưa hình dung được mức sinh hoạt phí thực tế ở đây như thế nào? Ý kiến của nhiều người cho rằng chi phí ở Nhật rất đắt đỏ đã khiến bạn cứ mãi “delay” hành trình đến xứ sở mặt trời mọc? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa phần nào nỗi bận tâm về chi phí du học Nhật Bản.
Học phí – tùy vào loại hình trường và chương trình học
Học phí các trường đại học ở Nhật Bản không cao so với học phí các trường đại học ở Mỹ, ở Anh và phụ thuộc vào loại trường mà bạn định học cũng như chương trình mà bạn đăng ký.
Các khoản học phí của các trường đại học quốc lập thì không phân biệt theo chuyên ngành học mà được chính phủ Nhật Bản quy định bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Nhìn chung, mức học phí trung bình được phân loại như sau:
- Nhóm Đại học công và quốc gia: khoảng 540,000 Yên mỗi năm và phí nhập học 280,000 Yên cho cả bậc đại học và cao học.
- Nhóm Đại học tư thục: khoảng 875,000 Yên tới 3,700,000 Yên mỗi năm cùng với phí nhập học từ 235.000 Yên tới 1,300,000 Yên cho bậc đại học.
Có một chi tiết khá thú vị về học phí ở Nhật khác hơn so với các nước phương Tây, đó là sinh viên sẽ trả mức học phí thấp hơn ở bậc cao học, rơi vào khoảng 515,000 – 1,250,000 Yên và phí nhập học khoảng 190,000 - 225,000 Yên/năm.
Cận cảnh chi phí và các loại hình nhà ở tại Nhật
Công cuộc tìm nơi cư trú đối với du học sinh tại Nhật khá là gian nan và cần cả may mắn, thế nên bạn hãy chủ động tìm nhà thật sớm, đặc biệt là nhờ đến sự trợ giúp của văn phòng sinh viên quốc tế của trường. Dưới đây là chi phí của một số lựa chọn nhà ở phổ biến cho sinh viên tại Nhật, với mỗi loại hình sẽ có những mức phí trung bình tương ứng.
- Tiết kiệm nhất là lựa chọn ở ký túc xá, chưa kể phương án này còn giúp bạn hạn chế các chi phi phí mua sắm đồ điện gia dụng vì các sinh viên cùng phòng thường chia sẻ đồ dùng với nhau. Một lợi thế rất lớn nữa của ký túc xá đó là chúng thường nằm rất gần trường, vì vậy bạn có thể sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí đi lại (tùy thuộc vào quy mô của trường bạn). Trung bình, sinh viên cần chi một mức phí dao động tầm 160,000 Yên/3 tháng ở khu vực thủ đô Tokyo và tầm 130,000 Yên/3 tháng ở thành phố Osaka.
- Nếu muốn được sống cùng với gia đình bản địa để học hỏi thêm về tập quán và văn hóa Nhật, bạn cũng có thể chọn hình thức homestay với mức tiền nhà hằng tháng rơi vào khoảng 80,000 – 100,000 Yên (đã bao gồm cả tiền điện, ăn uống và phí đi lại.)
- Phổ biến nhất cho sinh viên tại Nhật Bản là hình thức thuê nhà riêng (khoảng 70% sinh viên đều sống ngoài khuôn viên trường). Tuy nhiên, lựa chọn này cũng là phương án tốn nhiều chi phí nhất trong các loại hình lưu trú. Chi phí thuê nhà dao động từ 20,000 Yên- 40,000 Yên /tháng, tùy trường và tùy từng khu vực thuê ở ngoài cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng phương án này thường sẽ kéo theo nhiều khoản phí phả trả trước như tiền đặt cọc, tiền cảm ơn, chi phí giới thiệu nhà… Và nếu chọn phương án ở nhà riêng, bạn cũng cần lưu ý một số khoản phí tiêu thụ hàng tháng như tiền điện: 5000 Yên/tháng, tiền nước 2000 Yên/tháng, tiền điện thoại: 2000 Yên/tháng, tiền gas: 1000 Yên/tháng và tiền internet: 2000 Yên/tháng.
Sinh hoạt phí – Ăn uống, đi lại và các khoản phí khác
Nhìn chung, chi phí sinh hoạt tổng thể ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka sẽ dao động từ 70,000 – 90,000 Yên/tháng. Các thành phố khác sẽ có mức chi phí rẻ hơn khoảng 20- 30%.
Tổ chức thuộc chính phủ Nhật Bản JASSO (phụ trách về tất cả các dịch vụ cho sinh viên Nhật và quốc tể) công bố mức sinh hoạt phí trung bình hằng tháng tại các khu vực ở Nhật như sau:
Kyushu: 82,000 Yên (khoảng 702 USD) |
Chugoku: 74,000 Yên (khoảng 634USD) |
Shikoku: 73,000 Yên (khoảng 627 USD) |
Chubu: 79,000 Yên (677 USD) |
Kinki: 86,000 Yên (khoảng 737 USD) |
Tohoku: 76,000 Yên (khoảng 652 USD) |
Kanto: 94,000 Yên (khoảng 805 USD) |
Hokkaido: 81,000 Yên (khoảng 695 USD) |
Dưới đây là một số bảng giá tham khảo về chi phí đi lại tại Nhật:
+ Xe buýt: đồng giá từ bến đầu đến bến cuối, tầm 200 Yên/lượt. Với xe buýt tốc độ cao thì mức phí sẽ cao hơn, ví dụ đi từ Tokyo - Osaka (500 km) là 6000 Yên.
+ Tàu JR: đi từ Yokohama đến ga Shizuoka (200 km) tốn tầm 3500 Yên. Nhưng nếu đi tàu siêu tốc Shinkansen, mức phí sẽ bội lên rất nhiều, chẳng hạn, bạn có thể phải chi tầm 20,000 Yên để đi từ Tokyo – Osaka trong khoảng 2 giờ rưỡi.
+ Tàu điện ngầm: khoảng 500 Yên cho 30 phút đi tàu.
+ Taxi (4 km) 1450 Yên (tiền đi taxi ban đầu sẽ là 600 – 700 Yên và cứ 300 – 400 m thì tăng lên 90 Yên. Buổi tối, tiền taxi sẽ tăng lên khoảng 20%.
+ Tiết kiệm hơn nữa, bạn có thể dùng xe đạp để di chuyển với tầm giá 10,000 Yên/chiếc.
Về vấn đề thực phẩm, mức chi phí ăn uống hàng tháng rơi vào tầm 20,000 Yên, nhưng nếu tự nấu ăn thì bạn sẽ chỉ tốn khoảng 15,000 Yên/tháng
Dưới đây là giá cả của một số loại nhu yếu phẩm phổ biến ở Nhật:
Gạo (5 kg) JPY 1,983 (US$17) |
Bắp cải (1 kg) JPY 192 (US$2) |
Bánh mỳ (1 kg) JPY 433 (US$4) |
Bánh kẹp Hamburger JPY 174 (US$2) |
Sữa (1000 ml) JPY 223 (US$2) |
Xăng (1 liter) JPY 128 (US$1) |
Trứng (10 eggs) JPY 263 (US$2) |
Giấy vệ sinh (12 rolls) JPY 284 (US$2) |
Táo (1 kg) JPY 456 (US$4) |
Vé xem phim JPY 1,800 (US$15) |
Có thể sử dụng thẻ tín dụng ở rất nhiều cửa hàng, nhưng tại Nhật Bản, việc chi trả bằng tiền mặt vẫn phổ biến nhất, séc ít được sử dụng trong các chi trả ngày thường.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ DỊCH THUẬT OSC
Trụ sở chính: Số 24 Ngõ 184 Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02435 666 668; 0972 096 096 / 0987 932 932 - Fax: 02435 666 668
Email: DuhocOSC@gmail.com
Website: www.osc.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/duhocosc
Youtube: www.youtube.com/duhocosc
- Quyền lợi khi có Visa thường trú nhân PR Singapore?
- Đi du học Singapore có xin được PR không? Điều kiện để xin PR cho học sinh là gì?
- Điều kiện để xin PR (Permanent Residence) ở Singapore là gì? Du học sinh Việt Nam tại Singapore có xin được PR không?
- Cách chọn lộ trình luyện thi công lập Singapore sao phù hợp?
- Top 6+ dầu xoa bóp Singapore được tin dùng nhất hiện nay
- 128 địa điểm tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam