Một vài lưu ý mua sắm khi đi du học tại Nhật Bản
Không trả giá
Tại các cửa hàng bán lẻ, tất cả hàng hóa đều có ghi giá. Có trường hợp những mặt hàng như thịt, cá, rau, trái cây không ghi giá trên đó, hoặc bán thấp hơn giá đã in thì chắc chắn có bảng giá để riêng ở chỗ khác.
Thông thường thì khách hàng người Nhật sẽ mua theo đúng giá, không bao giờ mặc cả giảm giá. Phía cửa hàng cũng không bán gian lận với giá cao hơn. Nếu cửa hàng muốn gian lận lấy lời thì khách hàng cũng sẽ biết và hơn nữa sẽ bị mất chữ tín. Nếu cảm thấy giá ở cửa hàng này đắt thì chuyển sang cửa hàng khác. Tập quán buôn bán như thế này có lẽ là kiểu riêng của Nhật. Nếu bạn mặc cả ở cửa hàng, khả năng cao là sẽ bị ghét.
Không được ăn thử
Tại một nước nào đó, người ta có thói quen là mặc cả giá sau khi ăn thử. Tại Nhật Bản, không được tùy tiện ăn thử một món đồ bày trong cửa hàng. Trường hợp cho ăn thử thì sẽ được thông báo cho mọi người biết. Nếu không, bạn sẽ thực sự gặp rắc rối với người của cửa hàng.
Cửa hàng tự phục vụ
Tại Nhật, khi một cửa hàng phát triển lên một quy mô lớn nào đó thì phần lớn sẽ chuyển sang hình thức tự phục vụ. Tại những cửa hàng như thế này thì có chế độ tự lấy hàng muốn mua bỏ vào làn của cửa hàng, cuối cùng thanh toán tiền chung một lần tại quầy thanh toán. Có thể tự chọn nhiều mặt hàng, có nhiều cửa hàng mở cửa suốt 24h, rất tiện lợi.
Tuy nhiên, hàng hóa của cửa hàng như vậy thì có trường hợp không có để giá trên món hàng, mà chỉ có ghi cái gọi là mã vạch. Mã vạch này dù khách hàng có xem cũng không hiểu được. Khi trả tiền sẽ có máy quét đọc loại hàng và giá cả một cách tự động.
Trong một cửa hàng tự phục vụ rộng lớn, ngoài những nơi ở gần máy tính tiền thì không có người của cửa hàng. Cửa hàng luôn luôn có camera đặt trên trần nhà của cửa hàng nên nếu định ăn lén thì sẽ bị phát hiện ngay. Một số điều bạn cần chú ý:
- Không tự ý bốc hàng hóa và ăn thử
- Sử dụng làn của cửa hàng, không bỏ trực tiếp vào bao mang theo đi mua hàng
- Nếu không có dự định mua thì không được lục lọi lung tung hoặc sờ bóp hàng hóa
- Không cầm hàng hóa lên rồi đặt sai vị trí cũ.
- Không mặc cả
Thuế tiêu thụ
Nếu mua hàng ở của hàng thì thông thường phải trả thuế tiêu thụ là 5% của giá mua hàng (có thể thay đổi theo luật pháp). Nếu không biết việc này thì khi bị lấy thêm 5% so với giá hàng hóa thì có thể bạn sẽ nghĩ là mình bị tính nhầm. Tại Nhật không bao giờ có việc gian dối khi tính tiền hoặc cố ý tính tiền cao hơn.
Thông thường, giá hàng hóa sẽ có chữ như “giá chưa bao gồm thuế tiêu thụ”, “giá đã bao gồm thuế…”…. Hàng hóa mua từ máy bán hàng tự động đã bao gồm thuế tiêu thụ. Ngoài ra từ ngày 1/4/2004, hầu hết các cửa hàng đều biểu thị giá cả bằng số tiền có bao gồm thuế tiêu thụ.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DU HỌC VÀ DỊCH THUẬT OSC
Trụ sở chính: Số 24 Ngõ 184 Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02435 666 668; 0972 096 096 / 0987 932 932 - Fax: 02435 666 668
Email: DuhocOSC@gmail.com
Website: www.osc.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/duhocosc
Youtube: www.youtube.com/duhocosc
- Quyền lợi khi có Visa thường trú nhân PR Singapore?
- Đi du học Singapore có xin được PR không? Điều kiện để xin PR cho học sinh là gì?
- Điều kiện để xin PR (Permanent Residence) ở Singapore là gì? Du học sinh Việt Nam tại Singapore có xin được PR không?
- Cách chọn lộ trình luyện thi công lập Singapore sao phù hợp?
- Top 6+ dầu xoa bóp Singapore được tin dùng nhất hiện nay
- 128 địa điểm tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam